• Đăng nhập
mic
  • Xem văn bản
  • Học trực tuyến
  • Xem camera
  • SMAS
  • Tra cứu điểm
  • RSS
Banner
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ tổ chức
      • Ban Giám hiệu
      • Hội đồng trường
      • Công đoàn
      • Đoàn TNCS HCM
      • Tổ Hành chính- Văn phòng
      • Tổ Chuyên môn
      • Ban Thường trực PHHS
      • Cơ sở hạ tầng
  • Tin tức - Thông báo
    • Tin tức từ Phòng
    • Thông báo từ Phòng
    • Hoạt động
      • Hoạt động chuyên môn
      • Hoạt động đoàn thể
      • Hoạt động ngoại khóa
    • Tin tức
    • Thông báo
    • Giáo án điện tử
    • Tin tức từ Sở
    • Thông báo từ Sở
    • Tổ hành chính
    • Tổ chuyên môn
    • Công đoàn
    • tin rác
  • Văn bản - Công văn
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản từ Phòng GD&ĐT
    • Văn bản từ Sở
    • Văn bản của Trường
  • Tài nguyên
    • Thư viện ảnh
    • Video Clip
    • Tài liệu
    • E-Learning
    • Download
  • Hỏi đáp
  • Tra cứu
    • Bằng tốt nghiệp
    • Bảng điểm
    • Thời khóa biểu
  • Liên hệ
  • Website Phòng GD&ĐT
Thứ ba, 17/05/2022 - 03:56|
Chào mừng các bạn đã đến với cổng thông tin điện tử trường TH&THCS Hồ Bốn
  1. Trang chủ
Thứ 5, 14/04/2022 | 10:57
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Trường mầm non Hoa Hồng xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu với Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non Vùng Dân tộc thiểu số

Đọc bài Lưu

 

Trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non nói chung và các trường mầm non ở vùng cao nói riêng thì hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ đóng một vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt với một ngôi trường mà 100% trẻ nơi đây đều là người dân tộc Mông.

Nhận thức rõ việc trang bị tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ. Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp về việc triển khai Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số trong những năm qua trường mầm non Hoa Hồng đã thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đưa chất lượng học tập của trẻ ở các nhóm lớp, các điểm trường ngày càng chuyển biến tích cực.

Xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là nơi có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trường mầm non Hoa Hồng đóng trên địa bàn xã với 08 điểm trường, 13 nhóm lớp. Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Đề án nhà trường đã xác định công tác tăng cường tiếng Việt là việc làm thường xuyên của nhà trường, hàng năm giáo viên trong trường đều được tham gia các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng về xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Qua đó, vận dụng hiệu quả vào hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ ở từng nhóm lớp, từng điểm trường.

 

Trường mầm non Hoa Hồng, xã Xà Hồ

        Một trong những hoạt động quan trọng để giúp nhà trường thực hiện hiệu quả Đề án là việc xây dựng môi trường tiếng Việt phù hợp. Mặc dù khuôn viên trường chật hẹp, lại có nhiều điểm trường lẻ nhưng nhà trường đã sắp xếp, bố trí tạo cảnh quan môi trường phù hợp, từ những nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu mang màu sắc địa phương.

* Đối với môi trường hoạt động trong lớp

Nhà trường đã chỉ đạo các nhóm lớp trang trí tạo môi trường theo hướng mở, tạo nhiều cơ hội để trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Môi trường trong lớp được xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của các lớp. Những đồ dùng cá nhân của trẻ, tên các góc, đồ dùng, đồ chơi trong lớp được dán ký hiệu bằng các chữ cái; các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểu chữ cái tiếng Việt để giúp trẻ tăng cường tối đa việc sử dụng tiếng Việt và chữ cái. Trong các lớp đều xây dựng góc địa phương với các trang phục, dụng cụ lao động, sản phẩm của địa phương để trẻ trải nghiệm.

 

 

 

  

Một số hình ảnh xây dựng môi trường trong lớp học

 

* Đối với môi trường ngoài lớp học

Nhà trường đã phối hợp với cha mẹ học sinh sử dụng đá cuội vẽ và sơn màu tạo thành các con vật, sắp xếp thành các bài thơ, câu chuyện, mảng tường trống vẽ hình tổ ong có gắn các chữ cái tiếng Việt để dạy trẻ học tiếng Việt, chữ cái vào các hoạt động ngoài trời, dạo chơi thăm quan.

 

 

Hình ảnh môi trường ngoài lớp học

                                    

Ở điểm lẻ Đầu Cầu nhà trường đã tận dụng khoảng trống dưới cầu thang xây dựng góc thư viện của bé, trang trí lốp xe làm bàn đọc sách cho trẻ, sưu tầm các quyển tranh truyện thiếu nhi để trẻ được tiếp xúc nhiều với chữ cái tiếng Việt.

 

Hình ảnh góc thư viện

 

Bên cạnh đó nhà trường đã chỉ đạo các nhóm lớp trồng cây, chăm sóc góc thiên nhiên, gắn tên cây để trẻ được làm quen tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi.

Hình ảnh góc thiên nhiên

 

* Việc tổ chức hoạt động giáo dục tăng cường Tiếng Việt tại các nhóm lớp

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. Các nhóm, lớp trong nhà trường đã thực hiện dạy tăng cường tiếng Việt trên tiết học và dạy lồng ghép vào các hoạt động trong ngày. Theo khả năng nghe hiểu và nói tiếng Việt của các độ tuổi trong nhà trường, chuyên môn nhà trường đã chỉ đạo các lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé dạy hoạt động giáo dục tăng cường Tiếng Việt (tiết riêng) vào tất cả các hoạt động chiều trong tuần, đối với lớp mẫu giáo nhỡ và lớn dạy hoạt động giáo dục tăng cường Tiếng Việt (tiết riêng) vào các ngày thứ 2, 4, 6 còn thứ 3, 5 dạy lồng ghép vào các hoạt động trong ngày.

Hình ảnh hoạt động giáo dục tăng cường Tiếng Việt

 

Bên cạnh đó giáo viên còn linh hoạt tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động trò chuyện theo một chủ đề nào đó, nghe kể chuyện, đọc thơ, bài hát, trò chơi cung cấp vốn từ, làm quen từ mới, ôn luyện củng cố các từ, các câu đã được học. Khuyến khích trẻ tích cực nói chuyện và giao lưu với nhau bằng tiếng Việt trong các hoạt động hàng ngày… Tổ chức các hoạt động vui chơi, ngày hội, ngày lễ cho trẻ tham gia, ngoài ra việc phối hợp với cha mẹ học sinh nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ cũng được nhà trường rất quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

 

Hình ảnh tổ chức ngày hội của các chú Bộ Đội

 

          Nhà trường đã thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt trên tất cả các độ tuổi, đặc biệt, đối với trẻ 5, 6 tuổi thì việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ được nhà trường xem đây là nhiệm vụ quan trọng, giúp trẻ dân tộc Mông mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Việt, vốn từ cũng ngày càng phong phú hơn, giúp các cháu tiếp cận với chương trình học lớp 1 nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cụ thể, 100% trẻ DTTS đang học ở trường đều được tăng cường tiếng Việt; 100% trẻ 5 tuổi có kỹ năng nghe, nói và nhận biết được 29 chữ cái và 10 chữ số một cách thành thạo.

Với việc triển khai thực hiện tốt Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS đã và đang góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ năm học, tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 lĩnh hội các kiến thức ở bậc tiểu học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà./.


Tác giả: Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu
Lượt xem: 2924
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tài nguyên Download
  • Thư viện ảnh
  • Video Clip
  • Tài liệu
  • E-Learning
  • Download
Hệ thống nghiệp vụ
  • Tin tức từ Phòng
  • Thông báo từ Phòng
  • Hoạt động
    • Hoạt động chuyên môn
    • Hoạt động đoàn thể
    • Hoạt động ngoại khóa
  • Tin tức
  • Thông báo
  • Giáo án điện tử
  • Tin tức từ Sở
  • Thông báo từ Sở
  • Tổ hành chính
  • Tổ chuyên môn
  • Công đoàn
  • tin rác
Thư viện ảnh
Ảnh đẹp hồ nam

Ảnh đẹp hồ nam

11/05/2018
Ngày khai giảng

Ngày khai giảng

16/03/2017
We are family

We are family

16/03/2017
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Thông báo
  • Văn bản - Công văn
  • Tài nguyên
  • Hỏi đáp
  • Tra cứu
  • Liên hệ
  • Website Phòng GD&ĐT

Đơn vị chủ quản: Trường PTDTBT TH&THCS Hồ Bốn

Địa chỉ: Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Điện thoại: 0961496030 - Fax:  - Email: c12hobon.mucangchai@yenbai.edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi EduPortal